Mã vạch và máy quét mã vạch
Mục lục nội dung
Mã Vạch là gì?
Mã vạch là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hóa mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng, nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm, theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh. Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…
Mã vạch các nước
– Mỹ, Hàn, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam
Trong thời buổi hội nhập thì các mặt hàng không chỉ được sản xuất tại Việt Nam mà có rất nhiều hàng hóa khác nhau được nhập khẩu ở nhiều các quốc gia trên thế giới. Trong đó phải kể đến các nước thường nhập khẩu như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Pháp, Úc, Thái Lan… Tuy nhiên làm sao để biết mã vạch này của nước nào chúng ta sẽ dựa vào hướng dẫn dưới đây:
Để xem được mã vạch thuộc nước nào bạn chỉ cần xem 3 chữ số đầu tiên của mã vạch thường được in trên bao bì hộp của sản phẩm. Sau đó đổi chiếu với các danh sách dưới đây
Mã vạch các nước phổ biến thường gặp
Mỹ | 000 – 139 | Thái Lan | 885 | Ireland | 539 |
Slovenia | 383 | Việt Nam | 893 | Bỉ và Luxembourg | 540 – 549 |
Coupos | 050 – 059 | Croatia | 385 | Iceland | 569 |
Pháp (France) | 300 – 379 | Bosnia | 387 | Đan Mạch | 570 – 579 |
Đức (Germany) | 400 – 440 | Đức | 400 – 440 | Ba Lan | 590 |
Bulgaria | 380 | Úc | 930 – 939 | Bồ Đào Nha | 560 |
Nhật Bản | 450 – 459 ; 490 – 499 | Nga | 460 – 469 | Romania | 594 |
Trung Quốc | 690 – 695 | Kurdistan | 470 | Hungary | 599 |
Thụy Sĩ | 760 – 769 | Đài Loan | 471 | Nam Phi | 600 – 601 |
Hàn Quốc | 880 | Estonia | 474 | Ghana | 603 |
Latvia | 475 | Uzbekistan | 478 | Bahrain | 608 |
Azerbaijan | 476 | Sri Lanka | 479 | Mauritius | 609 |
Lithuania | 477 | Philippines | 480 | Morocco | 611 |
Belarus | 481 | Anh | 500 – 509 | Algeria | 613 |
Ukraine | 482 | Hy Lạp | 520 | Kenya | 616 |
Moldova | 484 | Libăng | 528 | Bờ Biển Ngà | 618 |
Armenia | 485 | Đảo Síp | 529 | Tunisia | 619 |
Georgia | 486 | Albania | 530 | Syria | 621 |
Kazakhstan | 487 | Macedonia | 531 | Ai Cập | 622 |
Hong Kong | 489 | Malta | 535 | Libya | 624 |
Jordan | 625 | Saudi Arabia | 628 | Israel | 729 |
Iran | 626 | Kuwait | 627 | Na Uy | 700 – 709 |
Emirates | 629 | Phần Lan | 640 – 649 | Trung Quốc | 690 – 695 |
Thụy Điển | 730 – 739 | El Salvador | 741 | Nicaragua | 743 |
Guatemala | 740 | Honduras | 742 | Costa Rica | 744 |
Panama | 745 | Thụy Sĩ | 760 – 769 | Argentina | 779 |
Dominican | 746 | Colombia | 770 | Chile | 780 |
Mexico | 750 | Uruguay | 773 | Paraguay | 784 |
Canada | 754 – 755 | Peru | 775 | Ecuador | 786 |
Venezuela | 759 | Bolivia | 777 | Brazil | 789 – 790 |
Italy | 800 – 839 | Cộng Hòa Czech | 859 | Hà Lan | 870 – 879 |
Tây Ban Nha | 840 – 849 | Bắc Triều Tiên | 867 | Thổ Nhĩ Kỳ | 868 – 869 |
Cuba | 850 | Hàn Quốc | 880 | Malaysia | 955 |
Slovakia | 858 | New Zealand | 940 – 949 | Singapore | 888 |
Ấn Độ | 890 | Indonesia | 899 | Áo | 900 – 919 |
Ứng dụng
Mã vạch (và các thẻ khác mà máy có thể đọc được như RFID) được sử dụng ở những nơi mà các đồ vật cần phải đánh số với các thông tin liên quan để các máy tính có thể xử lý. Thay vì việc phải đánh một chuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của máy tính thì người thao tác chỉ cần quét mã vạch cho thiết bị đọc mã vạch. Chúng cũng làm việc tốt trong điều kiện tự động hóa hoàn toàn, chẳng hạn như trong luân chuyển hành lý ở các sân bay.
Quét/tương tác tượng trưng
Các mã vạch tuyến tính là phù hợp nhất để quét bằng các thiết bị quét laser, nó quét các tia sáng ngang qua mã vạch theo một đường thẳng, đọc các lát mỏng của mã vạch theo các mẫu sáng-sẫm quy ước trước.
Các mã vạch cụm cũng rất phù hợp để quét bằng thiết bị laser, với tia laser quét nhiều lần trên mã vạch.
Các mã vạch 2D thực thụ không thể đọc bằng các thiết bị quét tia laser bởi vì không có các mẫu định sẵn để quét mà phù hợp cho việc so sánh tổng thể các ký tự trong một mã vạch. Chúng được quét và so sánh bằng các thiết bị camera bắt hình.
Thể hiện
Mỗi số có 4 dạng mã hóa, trong đó 2 được sử dụng trong UPC-A và 3 trong EAN. Ví dụ, số 6 có thể mã hóa thành:
0101111 (Trong nửa trái của mã vạch UPC-A và EAN nếu mã hóa theo tính lẻ).
1010000 (Trong nửa phải của mã vạch UPC-A/EAN).
0000101 (Trong nửa trái của các mã vạch EAN nếu mã hóa theo tính chẵn).
1111010 (Không sử dụng)
Hai dạng đầu là phần bù của nhau, cũng như hai dạng sau (ba và bốn).
Mã hóa nhị phân cho 10 giá trị các số bên trái trong UPC như sau:
0: 0001101 – 1: 0011001 – 2: 0010011 – 3: 0111101 – 4: 0100011
5: 0110001 – 6: 0101111 – 7: 0111011 – 8: 0110111 – 9: 0001011
Phần mã cho các số bên phải (R) của UPC đơn giản là phần bù của các mã cho các số bên trái tương ứng (L). Tất cả các số bên trái của UPC có tính lẻ, trong khi các số bên phải có tính chẵn.
Chuỗi số mã công ty được cấp bởi EAN-UCC tại từng quốc gia, con số này hiện nay dài hơn 5 số (tương đương với mã sản phẩm ngắn hơn) đối với các công ty nhỏ.
2.Máy quét mã vạch
Một máy quét mã vạch là một máy thu nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thông tin chứa trong mã vạch đến máy tính hay các thiết bị cần thông tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngoài ra, nhiều máy quét mã vạch còn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.
Nguyên lý hoạt động của việc đọc mã vạch.
Hiện nay máy quét mã vạch được làm trên hai công nghệ cơ bản:
- Công nghệ Laser: Phát ra chùm tia Laser, quét lên bề mặt mã vạch, ưu điểm là tốc độ quét nhanh.
- Công nghệ CCD: Áp dụng công nghệ chụp hình. Ưu điểm là đọc được các mã vạch có bề mặt gồ ghề.