Hotline: 0944235888

Nghị định của chính phủ về tem,nhãn hàng hoá

Tem nhãn sản phẩm không thể làm một cách tuỳ tiện, pháp luật nhà nước VN đã có văn bản quy định chính thức cho việc ghi tem nhãn sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và các nhà cung cấp, doanh nghiệp.

Để tránh trường hợp in tem nhãn bị sai quy định, Tem Hoàng Gia thông tin tới bạn tóm tắt các nghị định của nhà nước về tem,nhãn hàng hoá:

Thông tin đầy đủ : nghị định 43/2017/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH VỀ NHÃN HÀNG HÓA

Ngày 14/04/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ một số hàng hóa như:

Bất động sản; Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển; Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người dùng; Hàng hóa đã qua sử dụng; Hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa; Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phế liệu không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng…

Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung gồm:

Tên hàng hóa;

Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

Xuất xứ hàng hóa và các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa. Cụ thể, với nhóm hàng hóa là lương thực, nhãn hàng hóa bắt buộc phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin cảnh báo (nếu có); với rượu, phải có định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng (nếu có), hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang), thông tin cảnh báo (nếu có), mã nhận diện lô (nếu có); đối với thuốc lá, thông tin bắt buộc trên nhãn bao gồm định lượng, ngày sản xuất, thông tin cảnh báo, hạn sử dụng và mã số, mã vạch…

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

Nhãn gốc của hàng hóa là nhãn thể hiện lần đầu do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;

Nhãn phụ là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc được dịch từ nhãn gốc của hàng hóa bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật Việt Nam mà nhãn gốc của hàng hóa còn thiếu

 “Hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” là mốc thời gian sử dụng ấn định cho hàng hóa hoặc một lô hàng hóa mà sau thời gian này hàng hóa không còn giữ được đầy đủ các đặc tính chất lượng vốn có của nó.

Hạn dùng của hàng hóa được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn;

Thông tin cảnh báo là những thông tin lưu ý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tài sản và môi trường trong quá trình vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng;

Thông số kỹ thuật gồm các chỉ tiêu kỹ thuật quyết định giá trị sử dụng hoặc có ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe người sử dụng, môi trường, quá trình được quy định trong tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa đó.

Điều 4. Vị trí nhãn hàng hóa

Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

Điều 5. Kích thước nhân hàng hóa, kích thước của chữ và số trên nhãn

Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa tự xác định kích thước của nhãn hàng hóa, kích thước chữ và số thể hiện trên nhãn hàng hóa nhưng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường và đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường;

b) Trường hợp hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn thì chiều cao chữ của các nội dung bắt buộc trên nhãn không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.

Điều 6. Màu sắc của chữ, ký hiệu và hình ảnh trên nhãn hàng hóa

Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.

Điều 7. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa

Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt.

Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Các nội dung sau được phép ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ cái La tinh:

a) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thuốc dùng cho người trong trường hợp không có tên tiếng Việt;

b) Tên quốc tế hoặc tên khoa học kèm công thức hóa học, công thức cấu tạo của hóa chất, dược chất, tá dược, thành phần của thuốc;

c) Tên quốc tế hoặc tên khoa học của thành phần, thành phần định lượng của hàng hóa trong trường hợp không dịch được ra tiếng Việt hoặc dịch được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa;

d) Tên và địa chỉ doanh nghiệp nước ngoài có liên quan đến sản xuất hàng hóa.

Điều 8. Ghi nhãn phụ

1. Nhãn phụ sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

2. Nhãn phụ được sử dụng đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường.

3. Nhãn phụ phải được gắn trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa và không được che khuất những nội dung bắt buộc của nhãn gốc.

4. Nội dung ghi trên nhãn phụ là nội dung dịch nguyên ra tiếng Việt từ các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn gốc và bổ sung các nội dung bắt buộc khác còn thiếu theo tính chất của hàng hóa theo quy định tại Nghị định này. Tổ chức, cá nhân ghi nhãn phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung ghi. Nội dung ghi trên nhãn phụ gồm cả nội dung được ghi bổ sung không làm hiểu sai nội dung trên nhãn gốc và phải phản ánh đúng bản chất và nguồn gốc của hàng hóa.

Đối với hàng hóa không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì trên nhãn phụ phải có dòng chữ in đậm “Được sản xuất tại Việt Nam”.

5. Những hàng hóa sau đây không phải ghi nhãn phụ:

a) Linh kiện nhập khẩu để thay thế các linh kiện bị hỏng trong dịch vụ bảo hành hàng hóa của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đối với hàng hóa đó, không bán ra thị trường;

b) Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, linh kiện nhập khẩu về để sản xuất, không bán ra thị trường.

Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa

1. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.

2. Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.

3. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.

4. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của Nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.


Mời bạn xem tiếp

Phần 6: Tại sao màu trên tem nhãn sau khi in có sự khác biệt so với bản thiết kế




In tem nhãn – Các hướng dẫn, lưu ý quan trọng về tem nhãn bạn cần biết !

In Tem nhãn không chỉ dừng lại với mục đích cung cấp thông tin về sản phẩm hay doanh nghiệp, mà còn phản ánh trực tiếp đến hoạt động và triết lý kinh doanh của một doanh nghiệp, thể hiện sự chú ý, cầu toàn của bạn đến từng chi tiết, thế nên không thể làm qua loa, cẩu thả.


Cách lựa chọn hình dạng tem nhãn phù hợp với sản phẩm của bạn

Để lựa chọn được hình dạng của tem nhãn để phù hợp với sản phẩm có thể là vấn đề của nhiều khách hàng, rằng nên chọn hình dáng thế nào cho chai lọ, cho sản phẩm điện tử, cho máy móc?

5 lý do để bạn nên cập nhập tem nhãn của mình

Tem nhãn bao bì được thay đổi giúp doanh nghiệp của bạn thổi sức sống vào thương hiệu, giúp bạn nổi bật trước các đối thủ cạnh tranh,thu hút khách hàng mới.

Hướng dẫn nhanh để lựa chọn chất liệu tem nhãn nhãn mác

Hãy xem xét hướng dẫn về chẩt liệu tem nhãn của Tem Hoàng Gia để bạn có thể tự tin lựa chọn một chất liệu tối ưu cho nhu cầu in tem nhãn của mình.

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ kết dính của tem nhãn dán

Mời bạn tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến độ kết dính, bởi cùng một loại keo trên tem nhãn nhưng sức bám dính trên nhiều bề mặt có thể khác nhau. 

Tại sao màu trên tem nhãn có sự khác biệt so với thiết kế

Mục lục nội dungSự khác biệt giữa bản in và bản thiết kế tem nhãnMàu nền của chất liệu tem nhãnMàu trắng được coi là màu?Phần 7: Cán màng bóng, màng mờ Sự khác biệt giữa bản in và bản thiết…

Bật mí cách thiết kế tem nhãn giúp doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ

Khách hàng thường lựa chọn sản phẩm chỉ trong vài giây, với thời gian ngắn ngủi như vậy điều quan trọng đối với sản phẩm là gì ?

So sánh tem nhãn chống nước và tem nhãn chịu nước

Bạn không nên nhầm lẫn giữa Tem nhãn chống thấm nước với Tem nhãn chịu nước. Hãy đọc bài viết để thấy sự khác biệt !

Hướng dẫn in nhãn, nhãn hiệu tốt hơn

Nhãn hiệu,nhãn dán là các công cụ linh hoạt đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu và quảng cáo của bạn.Hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu !

In nhãn dán theo yêu cầu chất lượng cao nhất

Chúng tôi in Tem Nhãn dán ở 1440 dpi giúp cho màu sắc và mọi chi tiết được thể hiện rõ ràng trên tem nhãn, ngay cả những thiết kế phức tạp nhất

Nguyên tắc sản xuất

Nguyên tắc sản xuất của chúng tôi được tạo ra để mang lại sự nhất quán và tạo ra con đường để chúng tôi ngày một phát triển

Sức mạnh bất ngờ của tem nhãn

Tem nhãn là một phần mạnh mẽ của bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào. Chúng tôi không thể đồng ý nhiều hơn nữa!

In offset và in kỹ thuật số

So sánh in offset với in kỹ thuật số,giúp bạn có được sự lựa chọn công nghệ in phù hợp cho mình !

Cán màng bóng, màng mờ trong sản xuất tem nhãn

Cán bóng, cán mờ là một giai đoạn của quy trình sản xuất tem nhãn. Giúp tem nhãn dán lên sản phẩm giúp sản phẩm trở nên sang trọng, đẳng cấp

Nghị định của chính phủ về tem,nhãn hàng hoá

Tem nhãn sản phẩm không thể làm một cách tuỳ tiện, pháp luật nhà nước VN đã có văn bản quy định chính thức cho việc ghi tem nhãn sản phẩm để bảo vệ người tiêu dùng và các nhà…

0986.973.066

Liên hệ với TemHoangGia
Bản đồ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay